SLS là gì? SLS có dùng được cho bà bầu không?

Hiện nay có rất nhiều sản phẩm chứa thành phần tẩy rửa được sử dụng như là một chất làm sạch bề mặt da cực mạnh và chúng được viết dưới nhiều cái tên khác nhau như là Sodium Lauryl Sulfate – SLS, Sodium Laureth Sulfate – SLES,…. để làm tăng khả năng làm sạch của sản phẩm cũng như giữ được giá thành rẻ. Tuy nhiên, mặt trái là các chất hoạt động bề mặt này lại là nguyên nhân chính gây nên các tình trạng khô và kích ứng da khi sử dụng sản phẩm. Nhưng nhiều mẹ thường không để ý hoặc nhẫm lẫn rằng chúng thực sự an toàn với sức khỏe của mẹ và bé. Vậy thìSLS có dùng được cho bà bầu không?. Bài viết hôm nay cùng mình tìm hiểu về SLS để biết rõ hơn các mom nhé!

 

SLS là gì?

Sodium lauryl sulfate (SLS) –  một chất tẩy rửa và chất hoạt động bề mặt, là thành phần trong nhiều sản phẩm làm sạch và chăm sóc cá nhân. SLS có thể được lấy từ các nguồn tự nhiên như dừa, dầu hạt cọ và cũng có thể được sản xuất trong phòng thí nghiệm. Bên cạnh đó, SLS cũng góp mặt rất nhiều trong sữa rửa mặt, dầu gội, sữa tắm, kem đánh răng, dung dịch vệ sinh … đồng thời nó cũng được sử dụng trong các chất tẩy rửa công nghiệp và chất làm sạch dầu nhờn để làm sạch động cơ ô tô, nhà bếp.

SLS có dùng được cho bà bầu không?

SLS – Sodium lauryl/Laureth Sulfate có thể dễ dàng tìm thấy những cái tên này trên bao bì thành phần của rất nhiều loại sữa rửa mặt. Tuy nhiên, các mẹ bầu phải cực kì cảnh giác với thành phần này do da mẹ lúc này nhạy cảm hơn nhiều.

SLS hoạt động như một chất tẩy rửa, gây khô da và có thể hình thành các hợp chất gây ung thư khi kết hợp với một hóa chất nào đó khác. Nó còn làm tăng khả năng hấp thụ của da, cho phép các chất hóa học khác dễ dàng thấm vào hệ thống tuần hoàn hơn, ảnh hưởng đến não, tim, phổi và gan…. Các chuyên gia khuyến cáo: Mẹ bầu nên tránh dùng các sản phẩm chứa SLS (Sodium Lauryl Sulfate) vì chúng có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.

Bên cạnh đó, SLS/SLES được biết đến là chất gây kích ứng da, phổi và mắt. Một mối quan ngại lớn khác về SLS/SLES là khả năng kết hợp với các hóa chất khác để tạo thành nitrosamine, một chất gây ung thư. Khả năng kết hợp này có thể dẫn đến một loạt các vấn đề khác như tổn thương thận và hô hấp. Các chất này có thể được tìm thấy trong sữa rửa mặt, mascara và sản phẩm điều trị mụn trứng cá.

Mặt khác, SLS thông qua quá trình ethoxyl hóa dẫn đến việc tạo ra SLES (một chất hoạt động bề mặt nhẹ hơn). Và nó thường tạo ra 1, 4-dioxane, một chất gây ô nhiễm độc hại và có khả năng gây ung thư. Vì vậy, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ FDA ( U.S. Food and Drug Administration) khuyến cáo các công ty loại bỏ hóa chất 1,4-dioxane ra khỏi sản phẩm để đảm bảo an toàn cho người dùng.

Tiêu chí lựa chọn sữa rửa mặt an toàn mà mẹ bầu nên biết:

SLS xuất hiện nhiều trong các sản phẩm tẩy rửa công nghiệp

Nhận biết:  Cách dễ dàng để nhận biết sản phẩm không chứa các thành phần SLS và SLES là mom nên đọc thành phần trên bao bì sản phẩm, hoặc một vài sản phẩm có gắn nhãn SLS FREE trên mặt trước của chai. Đa số những sản phẩm không tạo bọt thường KHÔNG chứa SLS.

Các thành phần tẩy rửa tốt và phù hợp với làn da các mẹ bầu như Coco Glucoside, Decyl Glucoside, Cocoyl Taurate, Coco Betain… là những thành phần làm sạch có nguồn gốc từ dừa và cọ trong thiên nhiên, thường được dùng trong các sản phẩm cho trẻ sơ sinh và da nhạy cảm.

 Tác hại của SLS đối với làn da mẹ bầu

Sodium Lauryl Sulfate – SLS là chất tạo bọt phổ biến và được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp mỹ phẩm nhờ giá thành rất rẻ. Chính vì vậy chị em sẽ cảm thấy làn da cực kì khô căng sau khi sử dụng. Do đó, mình khuyên các chị em nên tránh xa các sản phẩm có chứa thành phần này vì chúng không chỉ làm sạch làn da mà còn lấy đi cả lớp màng bảo vệ tự nhiên của làn da. Từ đó sẽ khiến làn da yếu dần dễ kích ứng, nhanh bị lão hóa, sản sinh nhiều dầu nhờn hơn và nổi mụn.

Tác hại của sodium lauryl sulfate đối với làn da

Tác hại của sodium lauryl sulfate đối với làn da mẹ bầu

► Đối với da

● Kích ứng da: Tác hại đầu tiền và dễ nhận thấy nhất của chất tẩy rửa công nghiệp này là sẽ khiến da của chúng ta bị mất đi độ ẩm tự nhiên, đẩy nhanh quá trình lão hoá da, tăng khả năng sinh cồi mụn.

SLS/SLES có thể làm sạch quá mức, lấy hết dầu tự nhiên của da, gây khô da, kích ứng và dị ứng da. Sử dụng các sản phẩm có thành phần này trên da mặt có thể làm cho da tiết dầu nhiều hơn vì nó được bù đắp quá mức cho việc mất dầu tự nhiên của da.

● Bào mòn da: SLS có tính chất ăn mòn, bao gồm bào mòn các chất béo và proteins trong da (thành phần chính tạo nên lớp màng bảo vệ da). Từ đó khiến màng bảo vệ da suy yếu, có thể dẫn đến viêm da, nhiễm trùng da.

● Gây khô da: SLS loại bỏ lớp dầu tự nhiên trên da gây khô da, kích ứng và phản ứng dị ứng. Nó cũng có thể rất khó chịu cho mắt. Các phản ứng viêm da bao gồm ngứa da và da đầu, chàm và viêm da.

⇒ Đối với một số người, việc sử dụng liên tục Sodium Lauryl Sulfate có thể gây ra các phản ứng khác. Vì SLS có thể thâm nhập vào da khiến da dễ bị tổn thương hơn khi hấp thụ các chất kích ứng lạ. Sử dụng các sản phẩm tạo bọt này trên mặt cũng có thể khiến da trở nên tiết dầu hơn vì nó bù đắp cho việc mất đi lớp dầu tự nhiên đã bị loại bỏ một cách quá mức.

Giống như dầu ăn, bản thân SLS không thật sự độc hại, đó là lý do chúng thấy chất này vẫn tồn tại trong các sản phẩm được phép lưu hành. Tuy nhiên, nếu dùng nhiều sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và cơ thể bạn, đặc biệt là các mẹ bầu. Nếu có thể, hãy hạn chế tối đa các sản phẩm chứa Sodium Lauryl Sulfate ngay. Đặc biệt là các sản phẩm dùng trên những vùng da nhạy cảm như sữa rửa mặt, dung dịch vệ sinh phụ nữ.

 

Tác hại của SLS đối với làn da mẹ bầu

Tác hại của SLS đối với làn da mẹ bầu

► Đối với mắt

● Kích ứng mắt: Các tuyên bố về SLS gây ra sự hình thành đục thủy tinh một nghiên cứu năm 1987 trên Tạp chí Hóa học Sinh học . Nghiên cứu này cùng với một số nghiên cứu khác từ  sử dụng SLS để mô hình hóa sự hình thành đục thủy tinh thể theo thực nghiệm.

Các nghiên cứu về độc tính trên da chứng minh rằng việc tiếp xúc với dung dịch SLS 1% (w / w) trong 24 giờ có thể làm tăng sự mất nước qua lớp biểu bì của lớp sừng. Các thử nghiệm trên người (thường là tiếp xúc trong 24 giờ) xác nhận rằng nồng độ SLS> 2% được coi là gây kích ứng cho da bình thường.

⇒ Mặt khác, SLS giúp các hóa chất khác dễ xâm nhập vào cơ thể. Các phân tử của Sodium Lauryl Sulfate rất nhỏ, chúng có thể vượt qua màng tế bào da một cách dễ dàng. Một khi các tế bào bị ảnh hưởng, làn da của chúng ta sẽ nhạy cảm và dễ tổn thương trước các hóa chất khác. Ngoài ra SLS cũng gây hại trực tiếp đến môi trường. Quy trình sản xuất SLS gây ô nhiễm và phát ra các hợp chất hữu cơ gây ung thư, các hợp chất lưu huỳnh và bụi không khí. Vì vậy, các chuyên gia khuyên rằng nên hạn chế sử dụng sản phẩm có chất này.

Kết luận: Bà bầu không nên sử dụng các sản phẩm chứa sls/sodium lauryl sulfate

Kết luận

Mình mong rằng, qua bài viết “SLS có dùng được cho bà bầu không?” các mom sẽ hiểu rõ hơn về SLS là gì và tác hại của nó đối sức khỏe và làn da. Khi mua hàng, các mom nên có thói quen kiểm tra bảng thành phần sản phẩm để không mua phải những sản phẩm chứa hóa chất độc hại nhé. Đồng thời, mình khuyên các mom nên chuyển dần sang sử dụng những loại sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên, hữu cơ hoặc không độc tố để an tâm sử dụng hơn mom nhé.

Ngoài việc tránh các thành phần gây mụn hay gây kích ứng cho da. Các mom cũng cần phải tránh các thành phần dưới đây vì nguy cơ gây mụn cao như: Mineral oil, Fragrance/parfum, Diethanolamine (D.E.A), Triethanlamine (T.E.A), Monoethanolamine (M.E.A), Hydroquinone, Triclosan, Sodium lauryl (ester) sulfate (SLES), Sodium lauryl sulfate (SLS), Pareben (methulparaben, isobutylparaben, propulparaben)

Để an tâm hơn khi dùng mỹ phẩm các mom có thể  tra cứu các thành phần mỹ phẩm bà bầu cần tránh ở đây nha. Chúc các mom luôn xinh đẹp!

 

 

(*) Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo; được tổng hợp và xác thực từ nhiều tạp chí uy tín trong nước và quốc tế. Vui lòng tham vấn ý kiến của các chuyên gia/bác sỹ chuyên khoa trước khi sử dụng. Nguồn tham khảo:

› Human and Environmental Toxicity of Sodium Lauryl Sulfate (SLS): Evidence for Safe Use in Household Cleaning Products- https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4651417/
› What Is Sodium Lauryl Sulfate (SLS)? https://www.healthline.com/health/beauty-skin-care/what-is-sodium-lauryl-sulfate#possible-dangers
› Skin Lesions Induced by Sodium Lauryl Sulfate (SLS) in Rabbits – https://scialert.net/fulltext/?doi=jms.2005.320.323

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *