Sạm nám da khi mang thai và 7 Lưu ý bà bầu cần biết (2024)

Cơ thể người phụ nữ khi mang thai trải qua nhiều sự thay đổi về cả thể chất lẫn tinh thần. Một phần nguyên nhân là do sự thay đổi hormone, trong khi một số phụ nữ mang thai vẫn có làn da khỏe mạnh bình thường, thì số khác lại xảy ra tình trạng nám, sạm da. Trong bài viết này, cùng Mẹ Bầu Skincare tìm hiểu:

▶︎ Nguyên nhân gây sạm nám da khi mang thai
▶︎ Cách khắc phục tình trạng sạm, nám da ở bà bầu
▶︎ Sạm nám da có được cải thiện sau sinh không?
▶︎ 7 Lưu ý cho các mẹ bị sạm nám da khi mang thai

Nguyên nhân gây nám và sạm da khi mang thai

Nám và sạm da khi mang thai là sự xuất hiện của các đốm hoặc mảng màu nâu hoặc hơi đậm trên da. Màu sắc của các vết nám thay đổi tùy thuộc vào loại da và có thể có nhiều loại trên khuôn mặt như có những mảng nám đậm và có những mảng nám mờ. Các vết nám da có thể xuất hiện bất cứ lúc nào trong hơn 9 tháng thai kỳ nhưng phổ biến nhất trong tam cá nguyệt thứ 2 và thứ 3 (3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ). Nếu các mẹ bầu bị nám da trước khi mang thai thì tình trạng này có thể tăng nặng hơn trong thời kỳ mang thai.

Sạm nám da khi mang thai có thể do nồng độ nội tiết tố Estrogenprogesterone tác động lên các tế bào da khiến chúng tạo nhiều các sắc tố da hơn, bao gồm melanin – hắc sắc tố làm da sạm hơn. Estrogen cũng làm tăng enzyme hình thành sắc tố tyrosinase cũng như tác động lên các thụ thể melanocortin trong da, làm cho các tế bào da nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời.

Phân biệt các cấp độ của sạm, nám da khi mang thai

Các chuyên gia đã phân chia nám da khi mang thai thành 3 loại, 3 cấp độ sau:

▶︎ Nám mảng – cấp độ 1: Nám mảng thường xuất hiện ở khu vực gò má và trán với các đốm tương đối nhạt màu, những mảng màu không đều hội tụ thành nhiều mảng lớn trên da chừng độ nám nhẹ, vừa; chân nám nằm ở lớp trên cùng của da (lớp biểu bì).

▶︎ Nám hỗn hợp – cấp độ 2: Chân nám ăn sâu vào bên trong vùng da, nám thường mọc thành từng mảng. Những mảng màu sẫm, xám hoặc xanh xám, kích thước to hơn đầu đũa, xuất hiện theo từng đốm tròn nhỏ hoặc thành từng chùm, phân bố chủ yếu ở hai bên má, trán, cằm, chân nám nằm sâu dưới lớp hạ bì. Trong trường hợp này, để chữa nám hiệu quả không thật sự đơn giản.

▶︎ Nám sâu – cấp độ 3: Là loại nám mọc theo từng nốt, làn da xuất hiện cả hai loại nám trên, vừa có mảng, vừa có đốm, sậm màu. Trong đó, chân nám ăn sâu vào bên trong vùng da.

Sạm, nám da khi mang thai có ảnh hưởng đến em bé?

sạm nám khi mang thai nguyên nhân và cách khắc phục

Tình trạng sạm và nám da khi mang thai này chỉ là tạm thời và thường biến mất sau khi sinh con hoặc sau thời kỳ cho con bú. Sạm, nám da khi mang thai chỉ là một hiện tượng sinh lý thông thường và hoàn toàn có thể khắc phục bằng các cách trị nám sạm da tại nhà nên chị em không cần quá lo lắng. Tình trạng sạm, nám da có thể khắc phục và không gây ảnh hưởng đến đến em bé, nên mẹ bầu có thể an tâm nhé.

Sau sinh, tình trạng sạm nám da có cải thiện không?

Nám da có thể sẽ mờ dần và hết hẳn sau khi bạn sinh con, đặc biệt với những người mẹ chưa từng bị nám trước đó. Tuy nhiên, có một số trường hợp nếu bị nám từ trước đó, vết nám sau sinh có thể không tự mờ đi mà cần can thiệp để điều trị.
Sạm nám da khi mang thai là tình trạng mãn tính và có nhiều cách để khắc phục lại da trong quá trình mang thai. Ngoài ra, nám da chỉ ảnh hưởng đến một lớp mỏng trên da và không ảnh hưởng đến thai kỳ.

“Vậy mẹ bầu không nên quá lo lắng vì vẫn có thể khắc phục tình trạng sạm nám da sau sinh nếu tìm thấy phương pháp điều trị và chăm sóc da phù hợp.”

Mách mẹ bầu 5 cách trị sạm nám da khi mang thai hiệu quả

Mang thai là thời điểm cơ thể chị em phụ nữ có nhiều thay đổi. Đây cũng là thời điểm cần cân nhắc sử dụng bất kỳ sản phẩm nào bởi có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Do vậy mẹ bầu cần lựa chọn những phương pháp trị nám sạm an toàn cho cả mẹ và bé. Có nhiều cách trị sạm, nám da khi mang thai cho các mẹ bầu chị em có thể tham khảo như:

cách khắc phục tình trạng sạm nám da khi mang thai

cách điều trị sạm nám cho bà bầu

Sử dụng kem chống nắng

Kem chống nắng có tác dụng hữu hiệu trong việc giảm bớt các tác động của ánh nắng mặt trời lên da. Trong ánh nắng mặt trời có chứa tia cực tím (UV) có thể gây ra nám và gia tăng sự thay đổi sắc tố. Sử dụng kem chống nắng phổ rộng (có thể chống lại tia UVA và UVB) với loại SPF 30 hoặc cao hơn.

Nên thoa kem chống nắng ngay cả khi trời không có nắng và thoa lại thường xuyên trong ngày nếu đang ở ngoài trời. Theo Học viện Da liễu Hoa Kỳ, da của bạn có thể tiếp xúc với một lượng đáng kể tia UV bất kể khi nào như đi bộ, ngồi trong xe hơi hoặc thậm chí ngồi gần cửa sổ.

Chống nắng an toàn khi ra ngoài

Khi ra ngoài, chị em đang mang thai cần bảo vệ cơ thể khỏi tác động của nắng nóng. Chỉ nên tắm nắng trong khoảng thời gian trước 8h sáng. Sau 8h sáng nên hạn chế ra ngoài trời hoặc nếu ra ngoài trời nên có biện pháp chống nắng bằng cách:

♦ Đội mũ rộng vành
♦ Mặc quần áo dài, nên lựa chọn vải chất liệu sáng màu và dày, chống được tia UV
♦ Đeo khẩu trang. Nên lựa chọn các loại khẩu trang dày hoặc các loại vải chống được tia UV
♦ Nếu đi ngoài trời lâu nên đi găng tay chống nắng hoặc giày kín, tránh ánh nắng tiếp xúc với da

Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da không gây tác dụng phụ

Một số sản phẩm như sữa rửa mặt, kem chống nắng, kem dưỡng da có chất tẩy rửa mạnh có thể gây kích ứng da, khiến tình trạng sạm, nám da khi mang thai trở nên trầm trọng hơn. Trong thời gian mang bầu, hóa chất trong mỹ phẩm sẽ được cơ thể hấp thụ và ảnh hưởng đến thai nhi. Vì vậy các mẹ bầu nên xem xét kỹ các thành phần của mỹ phẩm, nên ưu tiên lựa chọn các sản phẩm an toàn, có nguồn gốc từ thiên nhiên.

LƯU Ý: Không nên sử dụng một số phương pháp dưới đây nếu không có chỉ định của bác sĩ:

♦ Các liệu pháp spa giảm nám khi mang thai
♦ Điều trị bằng retinoid hoặc các hóa chất lột da
♦ Nên tránh lột da, tẩy trắng trong thời kỳ mang thai
♦ Không nên dùng laser trị nám vì có thể gây khó chịu trong thai kỳ

Sử dụng vitamin C tại chỗ để khắc phục tình trạng sạm nám da khi mang thai

Vitamin C còn được gọi là axit ascorbic, có thể làm giảm sắc tố melanin trên da. Vitamin C tương tác với các ion đồng (Cu) tại vị trí hoạt động của tyrosinase và ức chế hoạt động của enzyme tyrosinase, từ đó làm giảm sự hình thành melanin. Vitamin C đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc giảm sắc tố nhờ cơ chế tác động trực tiếp của nó lên quá trình hình thành hắc sắc tố. Vì vậy, để trị sạm, nám da khi mang thai chị em có thể bổ sung vitamin C dạng viên uống, thoa trên da hoặc các sản phẩm giàu vitamin C. Bạn có thể tham khảo các thực phẩm giàu vitamin C như:

✔ Ổi
✔ Cam, quýt
✔ Súp lơ xanh
✔ Kiwi
✔ Cà chua
✔ Ớt chuông vàng và đỏ
✔ Họ berry như dâu tây, việt quất, nam việt quất…

Trị sạm nám da khi mang thai bằng chế độ ăn uống

Để trị sạm, nám da khi mang thai cho mẹ bầu, chị em có thể tham khảo việc bổ sung các thực phẩm có thể cải thiện vết nám từ sâu bên trong hoặc các loại đồ uống trị nám từ sâu bên trong. Bổ sung rau xanh và hoa quả nhiều màu sắc vì chứa nhiều chất chống oxy hóa và các vitamin, khoáng chất tốt cho da như:

✔ Nho, táo, ổi, cam, kiwi, bơ, lê, dâu tây, việt quất…
✔ Rau cải, súp lơ trắng, bông cải xanh, rau ngót, rau má, diếp cá…
✔ Hạt điều, hạt hạnh nhân, óc chó, hạt hướng dương, hạt lanh…
✔ Các loại đậu: đậu nành, đậu xanh, đậu đỏ…
✔ Bổ sung thịt nạc, cá giàu omega 3, trứng, các loại thảo mộc
✔ Uống các loại trà có tác dụng chống oxy hóa tốt như trà xanh, nước ép rau củ và trái cây
✔ Tránh thực phẩm như đồ ăn đóng hộp, đồ đã qua chiên xào, đồ nhiều dầu mỡ, đường muối
✔ Hạn chế rượu bia, thuốc lá, cà phê, chất kích thích
✔ Giảm lượng tinh bột (carbohydrate) trong chế độ ăn

7 Lưu ý cho các mẹ bị sạm nám da khi mang thai

Bà bầu bị sạm nám da cần lưu ý gì?

Sạm nám da khi mang thai cần lưu ý những gì?

Phụ nữ mang thai bị nám da là điều bình thường, các mẹ bầu không nên quá lo lắng bởi chúng hoàn toàn có thể biến mất sau sinh. Thay vào đó, mẹ bầu nên bổ sung đủ dinh dưỡng để có một thai kỳ khỏe mạnh. Bên cạnh đó, các mẹ bầu nên:

✔ Giữ tinh thần thư thái, tránh căng thẳng áp lực vì có thể khiến tình trạng nám sạm da trở nên tồi tệ hơn
✔ Nên bổ sung đầy đủ thực phẩm cần thiết cho sức khỏe của mẹ và thai nhi
✔ Tăng cường các thực phẩm tốt cho da
✔ Nên sử dụng các phương pháp từ nhiên nhiên để trị nám
✔ Nếu trường hợp nám da khi mang thai không hết sau khi sinh, chị em có thể thăm khám để biết cách điều trị phù hợp
✔ Không tự ý sử dụng các sản phẩm không rõ nguồn gốc có thể khiến tình trạng nám nặng hơn
✔ Tránh tiếp xúc với các loại chất tẩy rửa mạnh khi dùng với da mặt

Tổng kết

sạm nám khi mang thai nguyên nhân và cách khắc phục

Sạm nám khi mang thai

Hy vọng bài viết trên đã giúp mẹ bầu phần nào bớt đi những lo lắng về tình trạng sạm, nám da khi mang thai. Ngoài ra, sự tăng lên của hormone còn khiến các mom gặp nhiều vấn đề khác về da như mụn thai kỳ, nổi mẩn đỏ, kích ứng, dị ứng mỹ phẩm mà chúng mình có chia sẻ trong các bài viết khác. Đừng quên tham khảo để có thêm nhiều kiến thức hữu ích về chăm sóc da an toàn trong thời kỳ mang thai các mẹ nhé. Chúc chị em có một thai kỳ an toàn, khoẻ đẹp và nhiều niềm vui!

 

(*) Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo; được tổng hợp và xác thực từ nhiều tạp chí uy tín trong nước và quốc tế. Vui lòng tham vấn ý kiến của các chuyên gia/bác sỹ chuyên khoa trước khi sử dụng. Nguồn tham khảo:

Skin darkening during pregnancy (melasma or chloasma)
How Is Melasma Treated During Pregnancy?

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *