Thông tin bài viết
Trong nhiều thế kỷ, Cam thảo được biết đến như một vị thuốc rất thông dụng và đa dụng trong đông y, được sử dụng để điều trị nhiều loại bệnh viêm da khác nhau, chẳng hạn như bệnh chàm, bệnh vẩy nến, viêm da tiếp xúc, viêm da tiết bã, … Bên cạnh những lợi ích trên, Chiết xuất rễ cam thảo còn là một phương thuốc tự nhiên giúp làm sáng da, mờ sẹo và nám cũng như làm săn chắc da. Vậy Rễ cây cam thảo (Licorice Root) dùng được cho bà bầu không? Cùng mình tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Nguồn gốc cam thảo
Chiết xuất cam thảo có nguồn gốc từ rễ cây Glycyrrhiza glabra và có lịch sử lâu đời trong y học phương Đông và phương Tây. Là một loại cây họ đậu có nguồn gốc từ Trung Đông và các vùng của Châu Á và Ấn Độ. Được sử dụng để điều trị nhiều loại bệnh, bao gồm cả các bệnh về phổi, gan, tuần hoàn và thận. Trong nhiều thập kỉ, rễ cam thảo được biết đến như một loại thực phẩm bổ sung cho các tình trạng như các vấn đề tiêu hóa, các triệu chứng mãn kinh, ho và các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn và vi rút.
Hiện nay, chiết xuất cam thảo đã trở thành một phương thuốc thảo dược nổi tiếng để làm dịu da. Các nghiên cứu cho thấy rằng chiết xuất cam thảo có lợi cho da cũng có thể bao gồm các đặc tính làm se da, bảo vệ chống oxy hóa, cũng như khả năng thúc đẩy làn da rạng rỡ.
Chiết xuất rễ cam thảo (licorice root) có chứa glycyrrhizin, có đặc tính chống viêm và kháng khuẩn. Nó được sử dụng để điều trị các tình trạng da như chàm và mụn trứng cá. Là một nguồn giàu chất chống oxy hóa, mang lại lợi ích làm sáng da và chống lão hóa.
Ngoài ra, Rễ cây cam thảo có chứa hai thành phần giúp trị thâm nám là glabridin và liquiritin:
● Glabridin, một thành phần hoạt tính trong rễ cây Cam thảo, đã được chứng minh là có tác dụng chống viêm và ức chế tyrosinase, một loại enzym quan trọng chịu trách nhiệm tạo ra sắc tố.
● Liquiritin là một hoạt chất khác, không ức chế tyrosinase nhưng nó giúp phân tán và loại bỏ các hắc tố và sắc tố trên da. Trong một nghiên cứu lâm sàng được thực hiện trên 20 phụ nữ Ai Cập, các nhà điều tra đã chỉ ra rằng việc sử dụng kem dưỡng da có chứa liquiritin vừa an toàn vừa hiệu quả trong việc điều trị nám.
⇒ Chiết xuất rễ cam thảo kém hiệu quả hơn hydroquinone nhưng vẫn là một chất làm mờ vết thâm mụn an toàn và hiệu quả.
Vì sao Rễ cây cam thảo (Licorice Root) không dùng được cho mẹ bầu?
Phụ nữ mang thai NÊN TRÁNH dùng rễ cam thảo, vì trong Licorice Root chứa hàm lượng Glycyrrhizin đặc biệt cao. Mà Glycyrrhizin làm tăng nồng độ cortisol (hormone căng thẳng), có thể ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển hệ thần kinh của thai nhi.
Rễ cam thảo là một loại thảo mộc khá phổ biến, mang lại nhiều lợi ích về mặt y học và làm đẹp. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan giữa lượng glycyrrhizin nặng (> 500 mg / tuần) và thai kỳ < 9 tháng, cho thấy hầu hết các dạng cam thảo được chống chỉ định dùng trong thời kỳ mang thai. Các nghiên cứu cho thấy ” glycyrrhizin ức chế 11 beta- hydroxysteroid dehydrogenase loại II khiến nồng độ cortisol tăng cao gây ảnh hưởng tiêu cực đến mẹ và thai nhi”. (*)
(*) Maternal Licorice Consumption During Pregnancy and Pubertal, Cognitive, and Psychiatric Outcomes in Children – https://academic.oup.com/aje/article/185/5/317/2967089
Kết quả được công bố trên Tạp chí Dịch tễ học Hoa Kỳ cho thấy, phụ nữ mang thai sử dụng nhiều cam thảo có thể làm tăng nguy cơ sinh non, sẩy thai. Các chuyên gia chỉ ra rằng những trẻ em có mẹ uống nhiều cam thảo trong thai kỳ đạt điểm thấp hơn trong các bài kiểm tra trí thông minh và có nhiều khả năng mắc ADHD hơn những đứa trẻ khác.
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Helsinki đã so sánh 378 trẻ em của các bà mẹ đã tiêu thụ một lượng lớn cam thảo trong thời kỳ mang thai và đưa ra kết luận: “Việc tiếp xúc với một lượng lớn cam thảo trong bụng mẹ có liên quan đến điểm số bài kiểm tra nhận thức thấp hơn và hiệu suất bị suy giảm về khả năng ghi nhớ. Đồng thời, ở các bé gái thường có dấu hiệu dậy thì sớm hơn các bạn cùng lứa tuổi.
→ Do đó, các nhà nghiên cứu đã đưa ra khuyến cáo, phụ nữ mang thai không nên sử dụng thành phần rễ cam thảo trong suốt quá trình mang thai để bảo vệ sức khỏe của em bé trong bụng.
Bên cạnh chiết xuất rễ cam thảo làm dịu da bị cấm khi mang thai, 3 thành phần dưỡng trắng mà mẹ bầu cần tránh trong thai kỳ là:
Lợi ích của rễ cam thảo đối với làn da
Giảm thiểu việc sản xuất tyrosinase để chống lại sự đổi màu: Chiết xuất cam thảo (Licorice Root) ức chế sản xuất tyrosinase, do đó ngăn chặn da sản xuất các đốm đen.
Loại bỏ melanin dư thừa: Chiết xuất cam thảo cũng làm sáng da theo một cách khác. Do cam thảo chứa liquiritin, một hợp chất hoạt động giúp phân tán và loại bỏ các hắc tố hiện có trên da. Không chỉ có thể giúp ngăn ngừa hình thành các vết mới mà còn có thể làm mờ các vết hiện có.
Hoạt động như một chất chống oxy hóa mạnh: Giống như nhiều chất chiết xuất từ thực vật khác, cam thảo chứa flavonoid, một thành phần giàu chất chống oxy hóa làm giảm các loại oxy phản ứng, làm lão hóa và đổi màu trên da.
Chống viêm: Trong nhiều thế kỷ, rễ Cam thảo đã được sử dụng để điều trị nhiều loại bệnh viêm da khác nhau, chẳng hạn như bệnh chàm, bệnh vẩy nến, viêm da tiếp xúc, viêm da tiết bã và các tình trạng khác có đặc điểm là viêm và ngứa.
Cam thảo có thể giúp kiểm soát sản xuất dầu trên da: Mặc dù đây không phải là một trong những lợi ích thường được thống nhất, nhưng có một số nghiên cứu cho thấy hợp chất licochalcone A có thêm lợi ích trong việc điều chỉnh sản xuất dầu. Đó là lý do tại sao chiết xuất cam thảo thường được sử dụng trong y học Ayurvedic như một phương pháp điều trị gàu.
Tác dụng phụ của việc dùng cam thảo trong thời kỳ mang thai
Cam thảo có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng nếu chị em dùng quá nhiều. Các nghiên cứu cho thấy các tác dụng phụ liên quan đến rễ cam thảo ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ:
● Bà bầu Dùng quá liều chiết xuất cam thảo trong thời kỳ mang thai có thể gây sẩy thai hoặc sinh non. Một nghiên cứu trên Tạp chí Dịch tễ học Hoa Kỳ liên kết tiêu thụ nhiều cam thảo với thời gian mang thai ngắn hơn. Cam thảo có thể tăng gấp đôi nguy cơ sinh non
● Các chuyên gia từ các trường đại học Edinburgh và Helsinki tuyên bố rằng việc tiêu thụ rễ cam thảo trong thời kỳ mang thai có thể làm suy yếu nhau thai. Hợp chất glycyrrhizin có thể cho phép glucocorticoid của mẹ hoặc hormone căng thẳng tiếp cận và ảnh hưởng tới sự phát triển não bộ của thai nhi. Do đó, sử dụng rễ cam thảo có thể làm giảm mức độ thông minh và tăng các vấn đề về hành vi ở trẻ.
● Một nghiên cứu khác cho thấy tiêu thụ nhiều rễ cam thảo khi mang thai có thể ảnh hưởng đến kỹ năng nhận thức của trẻ. Nó cũng có thể khiến trẻ em dễ mắc các tình trạng như rối loạn tăng động giảm chú ý hoặc ADHD.
● Các nhà khoa học đặc biệt khuyên phụ nữ mang thai và cho con bú tránh dùng loại thảo mộc này để bảo vệ thai nhi của họ khỏi các mối nguy hiểm tiềm tàng cho sức khỏe.
● Licorice root (rễ cây cam thảo) không được chỉ định cho một số bệnh nhân bị mắc các bệnh như tiểu đường, phù, cao huyết áp, tim mạch, tăng nhãn áp và các bệnh về gan, thận… Phụ nữ mang thai cũng nên tránh sử dụng loại chiết xuất thảo dược này.
Kết luận
Hy vọng qua bài viết “Vì sao mỹ phẩm chứa Rễ cây cam thảo (Licorice Root) không dùng được cho mẹ bầu” sẽ giúp các chị em hiểu hơn về loại thảo mộc này. Chúc các mẹ luôn xinh đẹp và rạng rỡ trong suốt thai kì! Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể đặt câu hỏi tại GÓC TƯ VẤN nhé!
(*) Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo; được tổng hợp và xác thực từ nhiều tạp chí uy tín trong nước và quốc tế. Vui lòng tham vấn ý kiến của các chuyên gia/bác sỹ chuyên khoa trước khi sử dụng!
Nguồn tham khảo:
Licorice – https://www.webmd.com/vitamins/ai/ingredientmono-881/licorice
Nguyễn Anh Phương
Mình đã lỡ sử dụng toner Klairs có chiết xuất cam thảo trong suốt thời gian trước khi mang thai và 2 tháng đầu của thai kỳ. Vậy có làm sao không ạ? Rất mong nhận được sự phản hồi từ quý anh/chị!