Thông tin bài viết
Alcohol (Cồn) là một trong những dung môi quen thuộc trong công nghiệp, sử dụng để hòa tan rất nhiều chất. Bên cạnh đó, Cồn còn được bổ sung vào nhiều sản phẩm dưỡng da nhờ khả năng hòa tan và nhiều công dụng khác. Thế nhưng, Alcohol (cồn) lại là một thành phần thường xuyên bị mang tiếng xấu trong thế giới chăm sóc da. Mọi người thường nghĩ nó là một thứ làm khô da, gây châm chích, kích ứng… Vậy tại sao nhiều hãng mỹ phẩm vẫn có alcohol trong bảng thành phần? Alcohol (cồn) trong mỹ phẩm có dùng được cho bà bầu? Bài viết hôm nay cùng mình đi tìm câu trả lời các nàng nhé!
Alcohol (cồn) là gì?
Ancohol (cồn) hay còn gọi là rượu, trong hóa học là một hợp chất hữu cơ chứa nhóm -OH. Khi nhắc đến cồn mọi người thường nghĩ ngay đến bia, rượu và xem cồn như một chất gây hại. Tuy nhiên, trong ngành công nghiệp mỹ phẩm, cồn có những công dụng nhất định.
Có 2 loại phổ biến được sử dụng trong nghành mỹ phẩm là nhóm cồn khô (Drying alcohol) và cồn béo (Fatty alcohol), hai loại này có tác dụng khác hẳn nhau.
► Cồn béo (fatty alcohol)
Cồn béo được sử dụng như chất làm mềm và là thành phần cải thiện độ nhớt của sản phẩm. Ngoài ra nó còn là một chất nhũ hóa, giúp làm dịu, duy trì độ ẩm cho da. Loại cồn này ít khi, thậm chí là không hề gây ra kích ứng cho da. Đây còn là thành phần tốt cho da khô, cực kì khô, chỉ cần một lượng nhỏ đã đủ để làm dịu mềm da và giúp giữ các thành phần khác ổn định trong sản phẩm.
Loại cồn béo: Cetyl Alcohol, Stearyl Alcohol, Cetearyl Alcohol, Arachidyl Alcohol, Lanolin Alcohol, Acetylated Lanolin Alcohol, Behenyl Alcohol, Myristyl Alcohol, Lauryl Alcohol, Oleyl Alcohol,…
► Cồn khô (drying alcohol)
Cồn khô có đặc tính chống khuẩn, khử trùng hiệu quả nên trong y học người ta sử dụng cồn khô để làm chất khử trùng. Còn đối với mỹ phẩm, người ta dùng cồn khô để bảo quản, tăng tuổi thọ sản phẩm, khiến kết cấu sản phẩm nhẹ hơn, giúp da không bóng dầu. Đồng thời giúp các chất khác xâm nhập vào da dễ hơn.
Những loại cồn khô có tên như: Alcohol, Isopropyl Alcohol, SD Alcohol, Denatured Alcohol, Alcohol Denat, Ethanol, Methanol, Ethyl Alcohol, Methyl Alcohol, Polyvinyl Alcohol, Benzyl Alcohol.
Trong 2 loại cồn trên, Cồn béo (fatty alcohol) có lợi. Còn cồn khô được xem là dễ gây hại cho làn da khi sử dụng ở nồng độ quá cao hoặc lạm dụng.
Alcohol (cồn) trong mỹ phẩm có dùng được cho bà bầu?
Cồn là thành phần dễ gây kích ứng da, dù mang thai hay không thì cũng nên tránh. Vì nó ảnh hưởng không tốt đến da. Nếu mẹ bầu hay các chị em có làn da nhạy cảm, việc dùng mỹ phẩm dưỡng da có cồn khô là một việc khá mạo hiểm. Vì Alcohol (cồn khô) sẽ khiến da mất đi độ ẩm cần thiết, khiến da sản xuất nhiều dầu hơn và lỗ chân lông to hơn. Thông thường, chị em sẽ thấy thành phần Alcohol phổ biến trong các loại toner và kem chống nắng. Trước khi quyết định mua sản phẩm chăm sóc da nào, mẹ bầu đừng quên check qua bảng thành phần nhé!
Bản chất cồn không xấu, như mình đã chia sẻ ở phần trên, chúng đều có vai trò riêng đối với sản phẩm và được thêm vào với mục đích tốt. Tuy nhiên, đã có những nghiên cứu nếu sử dụng tần suất nhiều và tỷ lệ cao thì: Cồn khô ( Alcohol) có khả năng làm mất đi lớp dầu tự nhiên trên da và dẫn đến tình trạng da khô, mất nước, mất cân bằng ẩm và dễ bị kích ứng với sản phẩm. Da sẽ càng phải tiết thêm nhiều dầu hơn để cân bằng lại, từ đó sinh thêm mụn. Do đó, các bác sỹ đã đưa ra lời khuyên NÊN TRÁNH sử dụng các sản phẩm chứa cồn khô (drying alcohol) để giảm nguy cơ kích ứng da.
Thực tế thì vẫn có một số loại cồn khác, được gọi là cồn béo, chúng không gây kích ứng và có lợi cho da. Chẳng hạn như: cetyl, stearyl, cetearyl alcohol. Các thành phần này tốt cho da khô, với một lượng nhỏ cho mọi loại da, chúng tạo nên kết cấu dễ chịu và giúp giữ các thành phần ổn định trong sản phẩm. Điều quan trọng là chị em phải biết phân biệt đâu ra thành phần cồn tốt, đâu là thành phần có vấn đề.
⇒ Gợi ý TOP 3 Toner không chứa cồn an toàn cho bà bầu:
→ Link mua Toner Tràm Cúc GUO cho bà bầu chính hãng: Link Shopee
→ Link mua Toner Kiehl’s chính hãng: Link Shopee
Lợi ích của Cồn ( Alcohol) trong mỹ phẩm
Mỗi loại Alcohol (cồn) với những lợi ích, công dụng khác nhau giúp mỹ phẩm phát huy công dụng chăm sóc, bảo vệ da hiệu quả. Chính vì thế mà chúng được xuất hiện trong công thức dưỡng da, làm đẹp hiện nay. Sau đây cùng điểm qua công dụng của từng loại cồn đối với nghành mỹ phẩm nhé:
● Cồn béo được sản xuất từ các acid béo, duy trì độ ẩm, cải thiện độ đàn hồi của da. Ví dụ như Glycol, Cetyl Alcohol, Stearyl alcohol, Ceteary Alcohol…
● Cồn khô được sử dụng như chất kiềm dầu hay gia tăng tốc độ thẩm thấu sản phẩm. Ví dụ: SD alcohol, Isopropyl alcohol, Ethanol, Ethyl alcohol…
Tác hại của Alcohol (cồn) đối với làn da
Khi mọi người nghĩ rằng các sản phẩm chứa cồn ( Alcohol) sẽ có hiệu quả trong việc kiểm soát dầu trên da, nhưng thực sự chúng chỉ làm lỗ chân lông phình to thêm và gây mụn mà thôi.
Cồn là thành phần quen mặt trong các sản phẩm dành cho da dầu, mụn. Cồn được dùng để làm sạch, cân bằng, và tiêu diệt vi khuẩn. Có lẽ vậy mà nhiều chị em rất thích dùng sản phẩm chứa cồn vì cảm giác khô thoáng ngay sau đó. Tuy nhiên, Alcohol lại loại bỏ cả lớp dầu tự nhiên trên da và dẫn đến tình trạng da khô, mất nước, mất cân bằng ẩm. Lúc này, da sẽ càng phải tiết thêm nhiều dầu hơn để cân bằng lại, từ đó gây kích ứng và sinh thêm mụn.
Mặt khác, cồn khô bay hơi nhanh làm da khô thoáng, cảm giác lỗ chân lông se lại. Do đó mà nó thường được dùng trong các sản phẩm dành cho da dầu nhờn. Nhưng đây chỉ là các lợi ích chóng vánh, về lâu về dài sẽ không tốt cho da nếu cồn được sử dụng ở nồng độ cao.
Vậy ảnh hưởng của cồn lên da như thế nào? Cùng mình tìm hiểu các tác hại của Alcohol đối với làn da nhé:
● Cồn khô có thể gây khô da, kích ứng và nổi mụn: Khi ở nồng độ cao, cồn khô có thể làm tổn thương hàng rào bảo vệ của da. Khiến da không còn khả năng giữ ẩm. Đồng thời, alcohol (cồn khô) còn kích thích sự hoạt động mạnh mẽ của tuyến bã nhờn, khiến da tiết nhiều dầu và gây mụn.
→ Sử dụng Cồn khô (drying alcohol) ở nồng độ cao sẽ làm khô da. Nên các nàng da khô, cực khô, da mụn, nhạy cảm thì tốt nhất vẫn nên nói KHÔNG với cồn khô nha.
● Cồn béo (fatty alcohols) có thể gây bít tắc lỗ chân lông, mụn ẩn: Tuy các loại cồn béo có lợi cho da nhưng khi sử dụng chúng với liều lượng nhiều, có thể gây bít tắc lỗ chân lông và gây ra mụn ẩn (do cồn béo có tính năng làm mềm, làm đặc, duy trì độ ẩm cho da). Vì vậy, mẹ bầu cần lưu ý thêm khi lựa chọn sản phẩm. Ví dụ: Myristyl Alcohol và Lanolin Alcohol đều nằm trong bảng những thành phần dễ gây bít tắc lỗ chân, gây ra mụn ẩn.
→ Chị em có làn da dầu, nhờn, hỗn hợp thiên dầu lưu ý nên tránh các sản phẩm chứa cồn béo ở nồng độ cao nhé.
♥ Lưu ý: Càng đứng đầu bảng thành phần thì nồng độ của chất đó (cồn) có trong sản phẩm càng cao nên chị em hãy chú ý nhé!
Kết luận
Khi đã mang trong mình da nhạy cảm, thì chị em phải cực kỳ cẩn thận với tất cả các sản phẩm dùng lên da, dù đó chỉ là 1 lượng nhỏ. Hơn nữa khi bị mụn, da chị em vốn da nhạy cảm lại càng nhạy cảm và dễ kích ứng hơn rất nhiều. Một tác động nhỏ xíu cũng có thể khiến các nàng mất da và phải dưỡng lại từ đầu. Chính vì vậy, các chị em, đặc biệt là các mẹ bầu hãy tìm hiểu thật kĩ các sản phẩm mình chuẩn bị sử dụng để đem lại hiệu quả tốt nhất cho da nhé!
Với mẹ bầu hay những nàng có làn da nhạy cảm, nên sử dụng những sản phẩm không cồn (Alcohol), không hương liệu, không chất bảo quản là tốt nhất.
Ngoài thành phần Cồn (Alcohol) gây kích ứng da, mất cân bằng pH trên da ra, thì dưới đây là những thành phần mà mẹ bầu cũng nên chú ý tránh xa: Fragrance (gây kích ứng da), Sodium Myreth Sulfate (gây kích ứng và làm mất lớp dầu tự nhiên trên da), Isopropylparaben (có thể gây mất cân bằng hormone), Tetrasodium EDTA (tổn thương lớp màng lipid bảo vệ da), Butylene Glycol ( gây kích ứng da), Laureth Sulfate ( gây kích ứng da).
Hy vọng bài viết của mình sẽ giúp ích cho các mom trong việc chăm sóc da nhé. Chúc các mom luôn xinh đẹp!
(*) Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo; được tổng hợp và xác thực từ nhiều tạp chí uy tín trong nước và quốc tế. Vui lòng tham vấn ý kiến của các chuyên gia/bác sỹ chuyên khoa trước khi sử dụng!
Nguồn tham khảo:
Is Alcohol in Skincare Bad? We Asked Dermatolgists – https://www.byrdie.com/alcohol-in-skincare
Alcohol in Skin Care: The Facts – https://www.paulaschoice.com/expert-advice/skincare-advice/ingredient-spotlight/alcohol-in-skin-care-the-facts.html